Bạn sợ nước và đã từng học rất nhiều trung tâm dạy học bơi, tìm rất nhiều phương pháp để có thể biết bơi nhưng đều không ăn thua. Dưới đây là những "Bí quyết" học bơi giúp nhanh biết bơi và bơi giỏi, được Hà Nội Swimming sưu tầm và chắt lọc, hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn:
>> Đặc điểm hình thái cơ thể ảnh hưởng đến việc học bơi để trở thành một VDV giỏi.
1. Người học bơi phải thật sự yêu thích bơi lội và có mong muốn biết bơi.
Bất cứ làm việc gì muốn thành công, yếu tố đầu tiên vẫn là làm cách nào gây cho ta sự “Ham thích”. Dù bạn là người “Tự tập” hay là “Hướng dẫn viên” cũng đều ghi nhớ nằm lòng “Phải làm sao gây cho người tập sự ham thích”. Đó là “chìa khóa” để đi đến thành công. Do đó, phải “thi vị hóa” công việc làm của mình.
2. Đừng tạo cho mình tâm lý sợ nước, sợ không bơi được khi tham gia các khóa học bơi.
Đối với một số người “nhát nước” nhất là trẻ em, giai đoạn “làm quen với nước” rất quan trọng, phải kiên nhẫn khi tập làm quen với nước trước, HLV dạy học bơi phải là người nắm bắt được tâm lý của các học viên này để kịp thời động viên, chia sẻ. Các bài tập làm quen với nước sẽ phải kéo dài lâu hơn và kĩ hơn:
a. Biết nín thở khá lâu dưới nước (khoảng từ 10 đến 20 đếm (giây) trở lên).
b. Biết nằm dài trên mặt nước và lướt nước.
Đó là 2 giai đoạn “cực kỳ” quan trọng. Nếu người tập không thực hiện được 2 động tác này thì việc tập bơi không thể tiến hành được. Nói cách khác, nếu người hoc boi thực hiện tốt 2 động tác trên thì xem như việc tập bơi rất dễ dàng. Phải thật kiên trì và đừng để người tập bị “sặc nước”, vì điều đó sẽ gây cho người tập ấn tượng “sợ nước kinh khủng” (Suốt đời không quên), và việc tập bơi có thể thất bại vì sự sợ hãi này (sặc nước làm đau thốn đến óc).
3. Phải tập từng động tác các kiểu bơi trên cạn cho thật thuần thục trước khi thực tập dưới nước
Trước khi xuống nước thực tập động tác, người tập phải tập thật nhuần nhuyễn những động tác đó trên cạn, nếu “chưa thuộc” động tác, phải lên bờ tập lại. (Trừ những động tác làm quen với nước…).
4. Tất cả các kiểu bơi đều phải tập theo tuần tự
a. Tập làm quen với nước: Tập nín thở, tập thở dưới nước, tập nổi người, tập lướt nước và đứng lên.
b. Phải tập động tác theo thứ tự: chân, tay và chân + tay phối hợp thở. Dù hoc boi kiểu nào, bạn cũng phải tập động tác “Chân” cho thuần thục trước, sau đó mới tập động tác “Tay” và sau cùng tập động tác “chân, tay” phối hợp “Thở”.
5. Trước khi hoc boi phải khởi động kĩ cơ thể
Trước khi hoc boi ta nên nhảy dây có thể tập những động tác khởi động làm nóng cơ thể hay chạy bộ vài vòng quanh hồ để làm mềm dẻo các cơ bắp và khớp xương.
6. Quan sát và chú ý đến những gì HLV dạy
Không được coi thường, bỏ qua những lời nói của giáo viên dạy bơi lội, luôn chú ý và cố gắn làm đúng những gì HLV dạy mình, nếu có thời gian nên luyện tập lại các động tác dạy bơi thường xuyên. Mô phỏng, bắt chước thật đúng động tác hướng dẫn viên bơi mẫu hay quan sát cách bơi trong phim ảnh bằng phương pháp “Thị phạm trực quan sinh động”.
7. Phải kiên trì đều đặn trong tập luyện
Dù làm việc gì muốn thành công cũng phải nghiêm túc, kiên trì và đều đặn. Phải tập đúng chương trình và thời khóa biểu đặt ra. Nếu không có quyết tâm cao và kiên trì thì khó thành công.