Việc cho trẻ em đi đăng kí học bơi là một việc quan trọng ngang với học văn hóa, bởi bơi lội là một trong những kĩ năng tồn tại của loài người. Tuy nhiên việc học bơi của trẻ em cần có những lưu ý sau để tránh những trường hợp tai nạn dưới nước như: chuột rút, đuối sức, mỏi cơ ...
1. Vệ sinh nguồn nước tại nơi học bơi.
Khi cho con đi học bơi bạn cũng cần chú ý đến những nơi học bơi, đảm bảo nguồn nước ở nơi đó là sạch, không bị ô nhiễm, tránh những chỗ có ao hồ tù hãm sẽ không sạch sẽ vệ sinh, đặc biệt là những nơi có nhiều sông ngòi bẩn đổ vào. Bởi nguồn nước bẩn rất dễ thâm nhập vào cơ thể trẻ gây ra các bệnh về da, nếu uống phải nước nhiễm bẩn sẽ dễ gây nhiều bệnh lý về đường ruột và nguy hiểm đến tính mạng…
Trẻ em đi học bơi và những điều cần lưu ý 01
2. Chú ý tai, mắt, mũi họng cho trẻ khi xuống nước.
Khi cho trẻ đi bơi bạn nên lưu ý không nên cho bé lặn dưới nước quá lâu, đặc biệt là không được kéo dài quá 25 phút để tránh trẻ bị viêm nhiễm và ảnh hưởng tới sức khỏe, tốt nhất bạn chỉ nên cho trẻ ở dưới nước tầm 15 tới 20 phút là được, khi trẻ ra khỏi mặt nước nên hỉ mũi sạch và lấy tăm bông lau sạch nước ra khỏi tai. Sau khi bơi lội, trẻ nên nhỏ argyrol 1-2% vào mỗi lỗ mũi. Súc miệng và họng bằng nước muối. Các em đang bị đau mắt, viêm tai, mũi, họng, tắc mũi, sổ mũi... tạm thời không nên bơi lội.
3. Không để trẻ bị nhiễm lạnh khi học bơi.
Trẻ tiếp xúc với nước quá nhiều sẽ dễ bị nhiễm lạnh gây nguy hiểm, chính vì vậy nên bạn cần chú ý khoảng thời gian cho con tập bơi như đã nêu trên tầm 15 đến 20 phút, nước tại chỗ bơi nên là nước ấm áp, không cho trẻ tắm khi thời tiết trở lạnh, ngoài ra cũng cần tập những bài khởi động trước khi bơi, để tránh được những tai nạn khi bơi như: chuột rút, đuối nước, mỏi cơ…
Trẻ em đi học bơi và những điều cần lưu ý 02
Tránh nhảy xuống nước khi cơ thể đang ra mồ hôi, cơ thể mệt mỏi, khi vừa tắm nắng hoặc ăn no. Nhảy ngay xuống nước mát lúc này, trẻ rất dễ bị cảm lạnh đột ngột.
Xem thêm: Trẻ em khi nào thì nên đi học bơi