Bơi sải là kiểu bơi nhanh nhất trong bốn kiểu bơi của môn thể thao bơi lội. Chính vì đặc điểm này mà bơi sải luôn là sự lựa chọn của các vận động viên bơi trong thi đấu tự do. Ở kiểu bơi này, người bơi sẽ gần như bơi tự do theo ý muốn của mình mà không phải theo một quy chuẩn nào hết và yếu tố tốc độ, thời gian là hai yếu tố đánh giá kiểu bơi này. Cũng tương tự như các kiểu bơi khác, khi học bơi sải, các học viên cũng cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ bơi như quần áo, kính, mũ chụp đầu... và phải khởi động cho nóng người trước khi xuống nước tránh tình trạng bị chuột rút. Khi tập kỹ thuật bơi sải, bạn cũng phải tập các động tác theo thứ tự: Tập thở và nổi, tập chân sau đó tập động tác tay, cuối cùng là tập phối hợp giữa tay, chân và thở.
1. Tập thở và nổi trên mặt nước
Bạn cứ tưởng tượng rằng cơ thể chúng ta như một quả bóng, càng bơm nhiều hơi thì việc nổi trên mặt nước càng dễ dàng. Để làm được điều đó bạn cần phải lấy thật nhiều hơi vào cơ thể, tốt nhất bạn nên lấy hơi bằng miệng sau đó nín thở, cách lấy hơi này sẽ giúp bạn lấy được nhiều hơi hơn và không bị sặc nước. Khi nín thở, bạn sẽ thấy cơ thể mình đang nổi trên mặt nước và có cảm giác trôi nhẹ. Khi tập thở và nổi, cơ thể bạn không nên quá gồng cứng, hãy cố gắng thả lỏng cơ thể và bạn sẽ học được kỹ thuật này nhanh chóng.
2. Kỹ thuật chân trong bơi sải
Khi tập kỹ thuật chân trong bơi sải, bạn nên tập thuần thục các động tác ở trên cạn trước khi xuống nước. Khi tập trên cạn, bạn ngồi trên ghế hoặc trên thành bể, người hơi ngả ra phía sau và duỗi thẳng hai chân. Bạn tập nâng chân lên và đập xuống nước liên tục nhưng phải giữ thẳng gối, cứ tập như vậy cho đến khi nào nhuần nhuyễn động tác thì thôi. Khi đã quen dần, bạn sẽ học động tác chân ở dưới nước. Xuống bể bơi, bạn nằm trên mặt nước, cố gắng hít vào lấy hơi thật dài để giữ cơ thể nổi được trên mặt nước, hai tay bám vào thành bể đồng thời duỗi thẳng hai tay và chân. Tiếp tục đập chân như khi tập ở trên cạn cho đến khi thuần thục, nhịp nhàng.
3. Kỹ thuật tay trong bơi sải
Trong bơi sải, bàn tay phải luôn chụm lại để tạo lực đẩy nước và tay sải càng xa càng tốt. Khi quạt tay xuống nước, phần cổ tay hơi co vào để rẽ nước dễ dàng hơn. Khi quạt tay từ phía trước kéo về sau thì quạt nhanh, mạnh và quạt rộng tới khi chạm đùi chứ không quạt nửa chừng dẫn đến tình trạng phải quạt nhiều lần sẽ mất nhiều sức hơn. Trong bơi sải thì quạt tay luân phiên từng bên, mỗi lần quạt và chuyển tay, bạn nên nghiêng cả thân người sang một bên cùng hướng với tay quạt.
4. Phối hợp tay, chân và kết hợp thở
Thông thường thì cứ 6 nhịp chân là cân xứng cho một chu kỳ động tác tay. Sau khi kết thúc động tác tay đẩy nước, bạn sẽ lấy hơi, khi cánh tay nhô lên và tiếp tục vào nước bạn sẽ thở ra và tiếp tục thực hiện các bước như trên.
Bơi sải là một trong những kiểu bơi phổ biến, đơn giản và dễ học. Tuy nhiên để tập bơi sải đúng cách, đúng phương pháp giúp tốc độ bơi được nhanh, không bị mất nhiều sức thì không phải ai cũng biết. Bài viết trên đây của Hocboi.com.vn sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về các kỹ thuật bơi sải đúng phương pháp là như thế nào. Để được hướng dẫn cụ thể hơn nữa, bạn có thể liên lạc qua số hotline 096.861.95.95, Trung tâm dạy bơi Hà Nội Swimming với đội ngũ HLV có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng sẽ mang đến cho các bạn học viên những phương pháp phù hợp nhất, những kiến thức bài bản nhất về môn thể thao bơi lội.
Để đăng ký học, bạn vui lòng liên hệ qua số hotline của trung tâm: 096.861.95.95 hoặc truy cập vào website Hocboi.com.vn để biết thêm thông tin.